Thủ khoa cũng trượt đại học là một nghịch lý trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay. Bình luận về hiện tượng này, tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng hiện tượng này là minh chứng điển hình của sự rối loạn về phương thức tuyển sinh ĐH hiện nay.
Với mức điểm thủ khoa này đáng lẽ thí sinh sẽ đậu được bất cứ chuyên ngành nào xét tuyển khối C. Tuy nhiên, thực tế trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay có nhiều chuyên ngành lấy trên 29.5 điểm, thậm chí lấy điểm 30/30 điểm.
Vì thế, có thể nói thủ khoa cũng trượt đại học là một nghịch lý trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay.
Trước đây, chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tương đối ổn định.
Nhưng năm nay lại cực kỳ rối loạn về phương thức tuyển sinh. Các trường thực hiện đa dạng các tiêu chí tuyển sinh cho nên không có chuẩn.
Nhiều trường đại học danh giá thực hiện tuyển sinh nhiều phương thức, trong đó tiêu chí xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ không cao, bị thu hẹp. Thậm chí, có trường các phương thức xét tuyển khác chiếm đến 60 – 70%. Vì thế, cơ hội của học sinh có điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã bị thu hẹp.
Việc các trường dựa theo các tiêu chí như điểm tổng kết học bạ, điểm IELTS… để tuyển sinh đại học mà thực ra đây là các tiêu chí phụ, không phải tiêu chí tiêu biểu để đánh giá thực học của học sinh.
Việc biến tiêu chí phụ thành tiêu chí chính thậm chí là tiêu chí duy nhất trong tuyển sinh đại học dẫn đến hệ lụy tình trạng điểm tuyển sinh đầu vào căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp cao bất thường.
“Đề thi năm nay chỉ dễ hơn một ít so với các năm, chứ không có chuyện dễ để điểm thi thay đổi quá lớn.
Điểm tuyển sinh cao bất thường là hệ quả của việc quá đa dạng hóa về các tiêu chí tuyển sinh và phương thức tuyển sinh” – ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Có nhiều em học thật, thực lực thật nhưng không có điểm ưu tiên, còn có những em lại có điểm ưu tiên lên đến 2,5 hoặc 2,75 điểm. Thậm chí, trong tuyển sinh năm nay, nhiều trường còn ưu tiên học sinh trường chuyên – kiểu ưu tiên rất vô lối.
“Điểm rất cao nhưng thực chất có cộng điểm ưu tiên. Đây là vấn đề nhức nhối của tuyển sinh đại học. Chứ điểm chuẩn đại học 30/30 điểm làm sao tuyệt đối như vậy được” – ông Dong nhận định và cho rằng, đầu vào đại học không nên chặt lắm, nhưng đào tạo phải tốt, phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì mới giải quyết được vấn đề.
Việc các trường nếu chỉ chăm chăm siết đầu vào, làm cho điểm cao chót vót nhưng buông lỏng trong đào tạo, không chú ý đến khâu đào tạo cũng không được. Do đó, trong đào tạo đại học hiện nay cần nghiên cứu để có phương thức phù hợp.
Nghịch lý
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021 thủ khoa khối C của cả nước đạt 29,25 điểm (Văn 9,25, Sử 10, Địa 10).Với mức điểm thủ khoa này đáng lẽ thí sinh sẽ đậu được bất cứ chuyên ngành nào xét tuyển khối C. Tuy nhiên, thực tế trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay có nhiều chuyên ngành lấy trên 29.5 điểm, thậm chí lấy điểm 30/30 điểm.
Vì thế, có thể nói thủ khoa cũng trượt đại học là một nghịch lý trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay.
Năm nay điểm chuẩn đại học tăng mạnh ở các ngành hot, thậm chí điểm chuẩn lên đến điểm tuyệt đối 30/30 (ảnh Trinh Phúc). |
Rối loạn về phương thức tuyển sinh
Bình luận về hiện tượng này với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, hiện tượng này là minh chứng điển hình của sự rối loạn về phương thức tuyển sinh đại học hiện nay.Trước đây, chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tương đối ổn định.
Nhưng năm nay lại cực kỳ rối loạn về phương thức tuyển sinh. Các trường thực hiện đa dạng các tiêu chí tuyển sinh cho nên không có chuẩn.
Nhiều trường đại học danh giá thực hiện tuyển sinh nhiều phương thức, trong đó tiêu chí xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ không cao, bị thu hẹp. Thậm chí, có trường các phương thức xét tuyển khác chiếm đến 60 – 70%. Vì thế, cơ hội của học sinh có điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã bị thu hẹp.
Việc các trường dựa theo các tiêu chí như điểm tổng kết học bạ, điểm IELTS… để tuyển sinh đại học mà thực ra đây là các tiêu chí phụ, không phải tiêu chí tiêu biểu để đánh giá thực học của học sinh.
Việc biến tiêu chí phụ thành tiêu chí chính thậm chí là tiêu chí duy nhất trong tuyển sinh đại học dẫn đến hệ lụy tình trạng điểm tuyển sinh đầu vào căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp cao bất thường.
“Đề thi năm nay chỉ dễ hơn một ít so với các năm, chứ không có chuyện dễ để điểm thi thay đổi quá lớn.
Điểm tuyển sinh cao bất thường là hệ quả của việc quá đa dạng hóa về các tiêu chí tuyển sinh và phương thức tuyển sinh” – ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Ưu tiên rất vô lối
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, điểm vào đại học năm nay bất ngờ cao ngất ngưởng ở một số ngành. Điểm thủ khoa rất cao nhưng vẫn không vào được đại học- đây là bất cập.Có nhiều em học thật, thực lực thật nhưng không có điểm ưu tiên, còn có những em lại có điểm ưu tiên lên đến 2,5 hoặc 2,75 điểm. Thậm chí, trong tuyển sinh năm nay, nhiều trường còn ưu tiên học sinh trường chuyên – kiểu ưu tiên rất vô lối.
“Điểm rất cao nhưng thực chất có cộng điểm ưu tiên. Đây là vấn đề nhức nhối của tuyển sinh đại học. Chứ điểm chuẩn đại học 30/30 điểm làm sao tuyệt đối như vậy được” – ông Dong nhận định và cho rằng, đầu vào đại học không nên chặt lắm, nhưng đào tạo phải tốt, phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì mới giải quyết được vấn đề.
Việc các trường nếu chỉ chăm chăm siết đầu vào, làm cho điểm cao chót vót nhưng buông lỏng trong đào tạo, không chú ý đến khâu đào tạo cũng không được. Do đó, trong đào tạo đại học hiện nay cần nghiên cứu để có phương thức phù hợp.
Trinh Phúc - Congluan.vn